Lục Hào Kabala

Lần gieoHàoÂm DươngĐộng
Lần 6 Hào Thượng
Lần 5 Hào Ngũ
Lần 4 Hào Tứ
Lần 3 Hào Tam
Lần 2 Hào Nhị
Lần 1 Hào Sơ

Tra cứu 64 quẻ Dịch


Quẻ Dịch 01

1-CÀN

Quẻ Dịch 02

2-KHÔN

Quẻ Dịch 03

3-TRUÂN

Quẻ Dịch 04

4-MÔNG

Quẻ Dịch 05

5-NHU

Quẻ Dịch 06

6-TỤNG

Quẻ Dịch 07

7-SƯ

Quẻ Dịch 08

8-TỶ

Quẻ Dịch 09

9-T.SÚC

Quẻ Dịch 10

10-LÝ

Quẻ Dịch 11

11-THÁI

Quẻ Dịch 12

12-BĨ

Quẻ Dịch 13

13-Đ.NHÂN

Quẻ Dịch 14

14-Đ.HỮU

Quẻ Dịch 15

15-KHIÊM

Quẻ Dịch 16

16-DỰ

Quẻ Dịch 17

17-TÙY

Quẻ Dịch 18

18-CỔ

Quẻ Dịch 19

19-LÂM

Quẻ Dịch 20

20 QUÁN

Quẻ Dịch 21

21-P.HẠP

Quẻ Dịch 22

22-BÍ

Quẻ Dịch 23

23-BÁC

Quẻ Dịch 24

24-PHỤC

Quẻ Dịch 25

25-V.VỌNG

Quẻ Dịch 26

26-Đ.SÚC

Quẻ Dịch 27

27-DI

Quẻ Dịch 28

28-Đ.QUÁ

Quẻ Dịch 29

29-KHẢM

Quẻ Dịch 30

30-LY

Quẻ Dịch 31

31-HÀM

Quẻ Dịch 32

32-HẰNG

Quẻ Dịch 33

33-ĐỘN

Quẻ Dịch 34

34-TRÁNG

Quẻ Dịch 35

35-TẤN

Quẻ Dịch 36

36-M.DI

Quẻ Dịch 37

37-G.NHÂN

Quẻ Dịch 38

38-KHUÊ

Quẻ Dịch 39

39-KIỂN

Quẻ Dịch 40

40-GIẢI

Quẻ Dịch 41

41-TỔN

Quẻ Dịch 42

42-ÍCH

Quẻ Dịch 43

43-QUẢI

Quẻ Dịch 44

44-CẤU

Quẻ Dịch 45

45-TỤY

Quẻ Dịch 46

46-THĂNG

Quẻ Dịch 47

47-KHỐN

Quẻ Dịch 48

48-TỈNH

Quẻ Dịch 49

49-CÁCH

Quẻ Dịch 50

50-ĐỈNH

Quẻ Dịch 51

51-CHẤN

Quẻ Dịch 52

52-CẤN

Quẻ Dịch 53

53-TIỆM

Quẻ Dịch 54

54-Q.MUỘI

Quẻ Dịch 55

55-PHONG

Quẻ Dịch 56

56-LỮ

Quẻ Dịch 57

57-TỐN

Quẻ Dịch 58

58-ĐOÀI

Quẻ Dịch 59

59-HOÁN

Quẻ Dịch 60

60-TIẾT

Quẻ Dịch 61

61-TR.PHU

Quẻ Dịch 62

62-T.QUÁ

Quẻ Dịch 63

63-KÝ TẾ

Quẻ Dịch 64

64-VỊ TẾ


Học Kinh Dịch: Kiến thức, Đạo Quân Tử, Giới thiệu Kinh Dịch, 64 Quẻ Dịch


1. Lục hào là gì?

Lục hào là hình tướng của Kinh dịch, sử dụng quẻ gồm Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài, ghép với nhau tổng cộng có 64 quẻ. Môĩ quẻ đều có sáu hào tổng cộng là 384 hào cái. Lại thêm ngũ hành, địa chi, lục thân, lục thần, kết hợp nhiều quẻ tượng mà đến đây liền có thể mô phỏng ngàn vạn nhân gian.

Lục hào nói một cách dễ hiểu là một phương pháp thông qua các quẻ của hào thế dùng để đoán sự việc, sự vật, người nào đó, chuyện gì đó của tương lai, nó còn có thể phản ứng và cung cấp thêm nhiều tin tức.

 Khi gieo quẻ thì chúng ta sẽ gieo đài hào 6 lần ứng với các hào âm – hào dương. Chúng có sự sắp xếp để tạo thành một quẻ. Sau khi gieo được quẻ quái, chúng ta sẽ tiến hành phân tích.

Trong quẻ lại sinh ra lục thân: Huynh đệ, Phụ mẫu, Quan quỷ, Thê tài, Tử tôn và chính bản thân ta. Quan hệ lục thân dùng để suy diễn sự tương sinh tương khắc/ khắc chế giữa các sự vật, sự việc. Do đó, lục thân có thể bao hàm rất nhiều ý nghĩa chứ không thể chỉ hiểu bằng một lớp nghĩa trên mặt chữ, ở đây hãy coi nó là một loại ký hiệu của lục hào.

Ở mỗi hào vị khác nhau, lục thân lại có những ý nghĩa khác nhau, được xác định trên mối quan hệ sinh – khắc, ngũ hành, và thuộc tính của chính cung quẻ chính.

Lục hào cũng được dùng để hình dung cho lục thú: Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Câu Trần, Đằng Xà, Huyền Vũ, Bạch Hổ.

Trong đó, Đằng Xà – còn được biết đến với tên Trình Xà, Huyền Vũ còn được gọi là Nguyên Vũ. Trong dự đoán lục hào, lục thần nào chính là một căn cứ dùng để phán đoán nguyên nhân, tính chất, quá trình sự việc nhưng không có khả năng tham gia vào việc luận đoán cát hung của sự việc.

2. Khi nào nên gieo quẻ Lục hào?

Đối với người hỏi – người động tâm:

Nên gieo quẻ lục hào khi cần ra quyết định hoặc hỏi sự việc nên/ không nên thì cần sử dụng đồng xu hoặc có thể gặp trực tiếp thầy kinh dịch để gieo quẻ lục hào. Quẻ lục hào có tính chính xác rất cao nếu người gieo quẻ có đủ thành ý và sự tĩnh tâm, các hào từ sẽ kết nối liên thông cảm ứng giữa người và thần thông qua đồng cụ, hơn nữa có thể giảm tối đa sai số do phương pháp gieo quẻ bằng ngày giờ để lấy quẻ.

Đối với Dịch sư – người diễn giải 

Nếu là việc riêng thì nên để người cần hỏi trực tiếp tung xu lấy quẻ cho từng cá nhân. Nếu sử dụng cùng một quẻ cho nhiều người sẽ phát sinh nhiều sai lệch, khó có thể cho kết quả chính xác. Mặc dù theo lý thuyết thì vẫn có thể nhưng khi cho kết quả hào từ thì sẽ không khả thi với từng câu hỏi của từng người. Mỗi người có một mối quan tâm riêng, một câu hỏi riêng, không phải ai cũng cho ra ứng báo giống nhau. Điều này sẽ khiến dịch sư bối rối và giải quẻ có thể chưa chuẩn.

3. Ưu và nhược điểm khi hỏi việc bằng gieo quẻ lục hào

Ưu điểm: Quẻ Kinh dịch khi được gieo bằng đồng xu bởi chính người hỏi thì tính cụ thể rất cao, có thể trả lời chính xác diễn biến, kết quả thậm chí là cả thời gian ứng nghiệm.

Ví dụ cụ thể: Nên đầu tư cổ phiếu này không? Có nên đi làm công ty này không? Có tìm thấy người cần tìm không? Đồ vật bị mất hiện đang ở đâu, có tìm lại được không? Mua vàng hiện giờ thì tháng sau vàng có tăng giá không???…

Đồng thời Dịch sư có thể phục vụ cùng lúc cho nhiều người hoặc một người có thể hỏi được nhiều việc bằng quẻ Lục hào. Tất nhiên, hỏi việc nào thì nên gieo quẻ đấy, không nên gộp quẻ vì mỗi lần gieo quẻ, động tâm sẽ khác nhau.

Nhược điểm: Gieo quẻ lục hào khó có thể thực hiện từ xa bằng tin nhắn hoặc gọi điện vì cần trực tiếp đương số gieo xu. Vì thế nếu Quý anh chị không thể trực tiếp đến gặp thầy dịch sư, xin hãy chuẩn bị sẵn xu để gieo và cập nhật cho Dịch sư qua video hoặc hình ảnh.

4. Phần mềm gieo quẻ lục hào

Những năm gần đây, phần mềm gieo quẻ lục hào được phát triển là một sự sáng tạo của thời đại mới, dựa trên nguyên lý tổ hợp thống kê và xác suất, thay vì đương số sử dụng đồng xu và tự tay gieo thì hệ thống máy tính sẽ gieo bằng đồng xu điện tử. Phương pháp này có thể cho kết quả nhanh gọn tuy nhiên không nên lạm dụng vì tính chính xác của chúng không được cao.