Quẻ Kinh Dịch: CẤN VI SƠN

Bạn đang xem Bảng Quẻ Dịch CẤN VI SƠN (52) chuyên sâu từ Kabala, bao gồm dữ liệu về Lục Thân, hình thái Âm Dương, Địa Chi mỗi Hào, Ý nghĩa rút gọn của Quẻ CẤN VI SƠNCấn là núi. Quẻ thuộc Họ Cấn - Ngũ Hành Thổ.

Tên quẻ Hào Âm Dương Hình quẻ Lục thân Địa chi
CẤN VI SƠN

52

6DươngHình quẻQuan Quỷ - THẾDần (Mộc)
5ÂmHình quẻThê TàiTý (Thủy)
4ÂmHình quẻHuynh ĐệTuất (Thổ)
3DươngHình quẻTử Tôn - ỨNGThân (Kim)
2ÂmHình quẻPhụ MẫuNgọ (Hỏa)
1ÂmHình quẻHuynh ĐệThìn (Thổ)
Ý nghĩa quẻ: Cấn là núi.

→ Quay lại Bảng: Tổng Hợp 64 Quẻ Dịch

QUẺ SỐ 52: SƠN VI CẤN - NHÂN ĐOẢN TÁO CAO

1. Quẻ Sơn Vi Cấn trong Kinh Dịch

Tổng quan quẻ Sơn Vi Cấn

Quẻ Sơn Vi Cấn

Quẻ Sơn Vi Cấn (hoặc Thuần Cấn), hay được gọi là Quẻ Cấn, là quẻ số 52 trong 64 Quẻ Kinh Dịch thuộc loại quẻ Bình Hòa.

Ngoại quái: ☶ Cấn (艮) - Sơn (山) tức Núi - Ngũ hành Thổ.

Nội quái: ☶ Cấn (艮) - Sơn (山) tức Núi - Ngũ hành Thổ.

Thuộc nhóm tượng quái Cấn, Ngũ hành Thổ.

Quẻ Cấn là giữ cho tâm được an tịnh nhưng vẫn không bỏ qua việc đời. Tùy vào từng thời điểm để dùng, tùy vào từng lúc mà hoạt động. Hoạt động đúng với đạo quang minh, quân tử. Vì thế luôn được hành đúng địa vị và thời thế.

Thoán từ:

Lời kinh: 艮其背, 不獲其身, 行其庭, 不見其人, 无咎.

Dịch âm: Cấn kỳ bôi, bất hoạch kỳ thân, hành kỳ đình, bất kiến kỳ nhân, vô cữu.

Dịch nghĩa: Ngừng ở cái lưng (tĩnh như cái lưng) không thấy được thân mình, đi ở trước sân, không thấy có người, không có lỗi.

Cấn: Chỉ dã. Ngưng nghỉ. Ngăn giữ, ở, thôi, dừng lại, đậy lại, gói ghém, ngăn cấm, vừa đúng chỗ. Thủ cựu đợi thời chi tượng: giữ mức cũ đợi thời.
Không thể động hoài được, sẽ tới lúc phải ngưng, cho nên sau quẻ Chấn tới quẻ Cấn. Cấn có nghĩa là núi, núi đứng yên một chỗ, cho nên cũng có nghĩa là ngừng lại.

Tượng quẻ:

Kiêm sơn Cấn (Núi trên núi là Cấn)

Cả hai quái đều là Cấn. Cấn là quẻ đùn hào dương lên cao như núi, giống như cái lưng im lìm, không liên quan trong khi ngoại giới vẫn hoạt động.

Quẻ này vốn là quẻ Khôn, lấy nét thứ ba, dương của quẻ Càn thay vào nét thứ ba, âm của Khôn mà thành một nét dương ở trên, hai nét âm ở dưới; nét dương ngưng lại ở trên, hai nét âm cũng bị chặn ở dưới, cho nên đặt tên là quẻ Cấn (ngừng)
Trong thân thể người ta, đầu, cổ tay chân thường động đậy, chỉ có lưng là thường tĩnh; đó là nghĩa ba chữ: "Cấn kỳ bối".
Hễ tĩnh thì không bị tình dục chi phối, không làm điều ác; tĩnh thì không nghĩ tới mình (bất hoạch kỳ thân), mà cũng quên cả người khác (như đi ở trước sân mà không thấy có người), tức là không phân biệt mình với người, như vậy thì không có lỗi.
Thoán truyện giảng thêm: Lúc đáng ngừng thì ngừng, đáng đi thì đi (đi tức là biết tiến tới chỗ phải ngừng lại), động tĩnh đều hợp thời. Lại phải biết ngừng ở chỗ đáng ngừng, ví dụ cư xử với người cố đạt cho được đức nhân, đức tín, như vậy là biết ngừng ở chỗ đáng ngừng. Không phân biệt mình với người, coi nhân ngã chỉ là nhất thể (cũng như nội quái là Cấn, ngoại quái cũng là Cấn, cùng một thể với nhau, theo cách giải của Thoán truyện), đó là nghĩa sâu sắc của quẻ Cấn.
Đại Tượng truyện khuyên người quân tử chỉ nên ngừng ở chỗ làm trọn bổn phận của mình và đừng trật ra ngoài bổn phận của mình (bất xuất kỳ vị)

Các hào trong quẻ:

1. Sơ Lục (Hào 1 âm):

Lời kinh: 初 六: 艮其趾, 无咎, 利永貞.

Dịch âm: Cấn kỳ chỉ, vô Cửu, lợi vĩnh trinh.

Dịch nghĩa: Biết ngừng ở ngón chân thì không có lỗi, giữ bền được chính đạo thì có lợi.

Giảng nghĩa: Hào âm này ở dưới cùng quẻ Cấn ví như ngón chân; lúc mới bắt đầu động mà biết cẩn thận, ngưng lại thì không có lỗi. Sở dĩ khuyên như vậy vì hào 1 bất chính (âm ở vị dương. Mà phải kiên nhẫn giữ chính đạo thì mới có lợi.

2. Lục Nhị (Hào 2 âm):

Lời kinh: 六 二: 艮其腓, 不拯其隨, 其心不快.

Dịch âm: Cấn kỳ phì, bất chứng kỳ tùy, kỳ tâm bất khoái.

Dịch nghĩa: Ngăn ở bắp chân, không cứu được bắp vế mà mình phải theo nó, lòng không vui.

Giảng nghĩa: Hào này ở trên hào 1, như bắp chân; nó đắc trung đắc chính, biết lúc nào nên ngưng, nhưng nó tùy thuộc hào 3 ở trên nó, như bắp vế ở trên bắp chân (vế cử động thì bắp chân cử động theo), mà 3 thì lầm lỗi không sửa được, phải theo một kẻ lầm lỗi thì lòng không vui.

3. Cửu Tam (Hào 3 dương):

Lời kinh: 九 三: 艮其限, 列其夤, 厲薰心.

Dịch âm: Cấn kỳ hạn, liệt kỳ di (cũng đọc là dần), lệ huân tâm.

Dịch nghĩa: Ngăn ở lưng quần (ngang thận), như bị đứt ở giữa xương sống, nguy khốn, lo như cháy cả ruột.

Giảng nghĩa: Hào này ở trên cùng nội quái, như ở chỗ lưng quần, nơi phân cách trên và dưới. Nó là dương cương, bất trung, tiến lên thì người trên không nghe, lui xuống cũng không được, như bị đứt ở giữa xương sống, rất nguy khốn.

4. Lục Tứ (Hào 4 âm):

Lời kinh: 六 四: 艮其身, 无咎.

Dịch âm: Cấn kỳ thân, vô Cửu.

Dịch nghĩa: Ngăn phần thân mình, không có lỗi.

Giảng nghĩa: Hào này lên đến giữa thân mình, nó đắc chính (âm ở vị âm) biết lúc nên ngừng thì ngừng, tuy không làm được việc gì, nhưng không có lỗi.

5. Lục Ngũ (Hào 5 âm):

Lời kinh: 六 五: 艮其輔, 言有序, 悔亡.

Dịch âm: Cấn kỳ phụ, ngôn hữu tự, hối vong.

Dịch nghĩa: Ngăn cái mép lại (có sách dịch là xương hàm), ăn nói có thứ tự, hối hận mất đi.

Giảng nghĩa: Hào này lên tới mép, đắc trung, biết thận trọng lời nói, lúc nào không đáng nói thì không nói, nên không có gì hối hận.

6. Thượng Cửu (Hào 6 dương):

Lời kinh: 上 九: 敦艮, 吉.

Dịch âm: Đôn cấn, cát.

Dịch nghĩa: Đôn hậu về đạo biết ngưng phải lúc, tốt.

Giảng nghĩa: Hào này ở trên cùng, làm chủ quẻ dương cương, có tính đôn hậu, biết lúc nào nên ngừng thì ngừng tốt.

2. Quẻ Sơn Vi Cấn trong thuật chiêm bốc, đoán quẻ

Ý nghĩa quẻ Cấn

Trong chiêm bốc, dự trắc Cấn có nghĩa là:

  • Cấn là chỉ, ngưng chỉ, đình chỉ, ngăn bước, ngăn cách. (Nếu xuất hành: không đi được...)
  • Cấn là trở ngại, khó khăn (đang mưa thì nắng, đang nắng thì mưa, đang khổ sẽ bớt khổ ... Xin chuyển công tác không thành)
  • Cấn là tù hãm, cấn cáng (tù hãm ở đỉnh cao)
  • Cấn là chùa chiền, tu hành, tăng đạo, tượng của nhà sư cầm bát đi khất thực (Mệnh thuần Cấn: đi tu, mũi cao, lưỡng quyền cao)
  • Cấn là ngôi Nhân trong Thiên - Địa - Nhân (tam tài).

Triệu và điềm của quẻ Cấn

Quẻ Cấn có triệu Nhân Đoản Táo Cao - Mọi việc bất thuận. Có bài thơ như sau:

Thân lùn với táo, lấy được sao,
Giao dịch, kinh doanh, thật khó khăn.
Cầu tài, cầu lộc, đều không đến,
Hôn nhân, góp vốn cũng chẳng thành.

Tích xưa: Ngày xưa, Tào Tháo vờ dâng dao quý, định giết Đổng Trác, Vương Tư Đồ gieo được quẻ này. Quả nhiên sự việc không thành, Tào Tháo phải lấy cớ cưỡi thử ngựa, chạy trốn. Đúng là ứng với quẻ "Ải nhân cấu táo", thật là "mọi việc bất thuận".

Lời bàn quẻ: Táo chín trên cây ai cũng muốn hái, người xinh đẹp ai chẳng muốn quen, song người năng lực không có, tiền tài ít, dù có muốn cũng không được.

Lời đoán quẻ: Mọi sự việc nên đề phòng, tránh xung đột là thượng sách.

Dụng thần quẻ Cấn

Quẻ Cấn có đủ Lục Thân, lẽ đương nhiên không có Phục Thần và Phi Thần.

3. Ý nghĩa cho từng sự việc

  • Tình thế hiện tại: Giai đoạn cần sự tĩnh tâm và kiểm soát bản thân
  • Tương lai: Thành công sẽ đến nếu giữ vững tinh thần và không bị xao động
  • Sự nghiệp: Tiến triển ổn định nếu tập trung và tránh những quyết định vội vàng
  • Học tập: Tiến bộ nếu tập trung cao độ và duy trì sự kiên trì
  • Tài sản: Tăng trưởng ổn định, nhưng cần giữ thái độ cẩn trọng trong đầu tư
  • Tình duyên: Mối quan hệ hài hòa nếu đôi bên biết lắng nghe và tôn trọng nhau
  • Tử tức: Con cái phát triển tốt nếu được hướng dẫn sống điềm tĩnh và cẩn thận
  • Sức khỏe: Duy trì sức khỏe tốt nếu biết giữ gìn sự cân bằng trong cuộc sống
  • Xuất hành: Thuận lợi nếu giữ thái độ bình tĩnh và có kế hoạch cụ thể
  • Tranh chấp: Dễ hóa giải nếu xử lý bằng lý trí và thái độ ôn hòa
  • Mồ mả: Ổn định, không cần thay đổi gì
  • Nhà cửa: Phù hợp để cải thiện hoặc sửa chữa nhỏ
  • Mất của: Có khả năng tìm lại được nếu kiên trì
  • Giấy tờ: Xử lý thuận lợi nếu làm việc cẩn thận
  • Số thứ tự Ký hiệu Tiếng Trung Tên tiếng Việt Nhị phân
    52 Gen Cấn 100100

    64 Quẻ Kinh Dịch Chuyên Sâu bởi Kabala

    Quẻ Dịch 01

    1-CÀN

    Quẻ Dịch 02

    2-KHÔN

    Quẻ Dịch 03

    3-TRUÂN

    Quẻ Dịch 04

    4-MÔNG

    Quẻ Dịch 05

    5-NHU

    Quẻ Dịch 06

    6-TỤNG

    Quẻ Dịch 07

    7-SƯ

    Quẻ Dịch 08

    8-TỶ

    Quẻ Dịch 09

    9-T.SÚC

    Quẻ Dịch 10

    10-LÝ

    Quẻ Dịch 11

    11-THÁI

    Quẻ Dịch 12

    12-BĨ

    Quẻ Dịch 13

    13-Đ.NHÂN

    Quẻ Dịch 14

    14-Đ.HỮU

    Quẻ Dịch 15

    15-KHIÊM

    Quẻ Dịch 16

    16-DỰ

    Quẻ Dịch 17

    17-TÙY

    Quẻ Dịch 18

    18-CỔ

    Quẻ Dịch 19

    19-LÂM

    Quẻ Dịch 20

    20 QUÁN

    Quẻ Dịch 21

    21-P.HẠP

    Quẻ Dịch 22

    22-BÍ

    Quẻ Dịch 23

    23-BÁC

    Quẻ Dịch 24

    24-PHỤC

    Quẻ Dịch 25

    25-V.VỌNG

    Quẻ Dịch 26

    26-Đ.SÚC

    Quẻ Dịch 27

    27-DI

    Quẻ Dịch 28

    28-Đ.QUÁ

    Quẻ Dịch 29

    29-KHẢM

    Quẻ Dịch 30

    30-LY

    Quẻ Dịch 31

    31-HÀM

    Quẻ Dịch 32

    32-HẰNG

    Quẻ Dịch 33

    33-ĐỘN

    Quẻ Dịch 34

    34-TRÁNG

    Quẻ Dịch 35

    35-TẤN

    Quẻ Dịch 36

    36-M.DI

    Quẻ Dịch 37

    37-G.NHÂN

    Quẻ Dịch 38

    38-KHUÊ

    Quẻ Dịch 39

    39-KIỂN

    Quẻ Dịch 40

    40-GIẢI

    Quẻ Dịch 41

    41-TỔN

    Quẻ Dịch 42

    42-ÍCH

    Quẻ Dịch 43

    43-QUẢI

    Quẻ Dịch 44

    44-CẤU

    Quẻ Dịch 45

    45-TỤY

    Quẻ Dịch 46

    46-THĂNG

    Quẻ Dịch 47

    47-KHỐN

    Quẻ Dịch 48

    48-TỈNH

    Quẻ Dịch 49

    49-CÁCH

    Quẻ Dịch 50

    50-ĐỈNH

    Quẻ Dịch 51

    51-CHẤN

    Quẻ Dịch 52

    52-CẤN

    Quẻ Dịch 53

    53-TIỆM

    Quẻ Dịch 54

    54-Q.MUỘI

    Quẻ Dịch 55

    55-PHONG

    Quẻ Dịch 56

    56-LỮ

    Quẻ Dịch 57

    57-TỐN

    Quẻ Dịch 58

    58-ĐOÀI

    Quẻ Dịch 59

    59-HOÁN

    Quẻ Dịch 60

    60-TIẾT

    Quẻ Dịch 61

    61-TR.PHU

    Quẻ Dịch 62

    62-T.QUÁ

    Quẻ Dịch 63

    63-KÝ TẾ

    Quẻ Dịch 64

    64-VỊ TẾ

    Nhập từ khóa bạn cần tra cứu thông tin, mọi thông tin - kiến thức - dữ liệu của Kabala sẽ dành cho bạn!

    "Hãy để Kabala đồng hành cùng bạn trên Hành Trình Tâm Linh."