Quẻ Kinh Dịch: SƠN THỦY MÔNG

Bạn đang xem Bảng Quẻ Dịch SƠN THỦY MÔNG (4) chuyên sâu từ Kabala, bao gồm dữ liệu về Lục Thân, hình thái Âm Dương, Địa Chi mỗi Hào, Ý nghĩa rút gọn của Quẻ SƠN THỦY MÔNGMông là trẻ thơ, tối tăm. Quẻ thuộc Họ Ly - Ngũ Hành Hỏa.

Tên quẻ Hào Âm Dương Hình quẻ Lục thân Địa chi
SƠN THỦY MÔNG

4

6DươngHình quẻPhụ MẫuDần (Mộc)
5ÂmHình quẻQuan QuỷTý (Thủy)
4ÂmHình quẻTử Tôn - THẾTuất (Thổ)
3ÂmHình quẻHuynh ĐệNgọ (Hỏa)
2DươngHình quẻTử TônThìn (Thổ)
1ÂmHình quẻPhụ Mẫu - ỨNGDần (Mộc)
Ý nghĩa quẻ: Mông là trẻ thơ, tối tăm.

→ Quay lại Bảng: Tổng Hợp 64 Quẻ Dịch

QUẺ SỐ 4: SƠN THỦY MÔNG - TIỂU QUỶ THÂU TIỀN

1. Quẻ Sơn Thủy Mông trong Kinh Dịch

Tổng quan quẻ Sơn Thủy Mông

Quẻ Sơn Thủy Mông

Quẻ Sơn Thủy Mông hay được gọi là Quẻ Mông, là quẻ số 4 trong 64 Quẻ Kinh Dịch thuộc loại quẻ Hung.

Ngoại quái: ☶ Cấn (艮) - Sơn (山) tức Núi - Ngũ hành Thổ.

Nội quái: ☵ Khảm (坎) - Thủy (水) tức Nước - Ngũ hành Thủy.

Thuộc nhóm tượng quái Ly, Ngũ hành Hỏa.

Mông có nghĩa là tối, là các vật mới sinh, cũng là mờ tối chưa sáng. Khảm gặp Cấn tức là trong hiểm ngoài đỗ, trong nhà đã không yên ổn, mặt ngoài lại đi không được. Hoặc có nghĩa là một mặt bị lực lượng bảo thủ lôi kéo, nhưng mặt kia bị lực lượng cấp tiến thúc đẩy, dẫn tới khó nghĩ, phân vân và mù mờ.

Thoán từ:

Lời kinh: 蒙亨, 匪我求童蒙, 童蒙求我.初筮吿, 再三瀆, 瀆則不吿, 利貞.

Dịch âm: Mông hanh, phỉ ngã cầu đồng mông, đồng mông cầu ngã. Sơ phệ cốc, tái tam độc, độc tắc bất cốc, lợi trinh.

Dịch nghĩa: Trẻ thơ được hanh thông. Không phải ta tìm trẻ thơ mà trẻ thơ tìm ta. Hỏi (bói) một lần thì bảo cho, hỏi hai ba lần thì là nhàm, nhàm thì không bảo. Hợp với đạo chính thì lợi (thành công).

Mông: Muội dã. Bất minh. Tối tăm, mờ ám, không minh bạch, che lấp, bao trùm, phủ chụp, ngu dại, ngờ nghệch. Thiên võng tứ trương chi tượng: tượng lưới trời giăng bốn mặt.

Tượng quẻ:

Sơn hạ xuất tuyền (Suối tuôn dưới núi)

Quẻ Mông trước mặt có núi chặn, sau lưng lại có sông ngăn.

Theo nghĩa của quẻ thì cấn là ngưng, Khảm là hiểm. Ở trong (nội quái) thì hiểm, mà ở ngoài (ngoại quái) thì ngưng, không tiến được, tỏ ra ý mù mờ, cho nên gọi là Mông.
Xét theo hình tượng thì ở trên có núi (Cấn), dưới chân núi có nước sâu (khảm), cũng có nghĩa tối tăm (Mông). Cũng có thể giảng là dưới chân núi có suối nước trong, tức như hạng người còn nhỏ (khi thành sông mới là lớn), hạng "đồng mông", cho nên gọi quẻ này là Mông (mông có nghĩa là non yếu).
Đặc biệt quẻ này chỉ chú trọng vào hào 2 và hào 5. Hào 2 là dương cương, đắc trung làm chủ nội quái, đáng là một vị thầy cương nghị, khải mông (tức mở mang cái tối tăm) cho trẻ. Hào đó ứng với hào 5 âm nhu thuận mà cùng đắc trung, là tượng học trò ngoan. Vậy là thầy trò tương đắc, sự học hành tất có kết quả tốt, cho nên quẻ này có đức hanh thông.
Tư cách của thầy cương, của trò nhu, cho nên thầy không phải cầu trò, mà trò phải cầu thầy. Và khi dạy, trò hỏi một lần thì bảo, nếu hỏi 2, 3 lần thì là nhàm, không bảo. Giữ được đạo chính (hoặc bồi dưỡng chính nghĩa) thì lợi thành công.

Các hào trong quẻ:

1. Sơ Lục (Hào 1 âm):

Lời kinh: 初 六: 發 蒙, 利 用 刑 人, 用 說 桎 梏, 以 往 吝.

Dịch âm: Phát mông, lợi dụng hình nhân, Dụng thoát chất cốc, dĩ vãng lận.

Dịch nghĩa: Mở mang cái tối tăm (cho hạng người hôn ám) thì nên dùng hình phạt cốt cho họ thoát khỏi gông cùm, nhưng đừng đi quá mức sẽ hối tiếc.

Giảng nghĩa: Hào âm này vị ở thấp nhất trong quẻ Mông là tượng kẻ hôn ám nhất, phải dùng hình phạt trừng trị mới cởi cái gông cùm (vĩ vật dục) cho họ được; khi có kết quả rồi thì thôi, đừng quá dùng hình phạt mà sẽ ân hận.
Chữ: "dụng hình nhân", dịch sát là dùng người coi về hình, tức dùng hình phạt.

2. Cửu Nhị (Hào 2 dương):

Lời kinh: 九 二 . 包 蒙 吉 . 納 婦 吉 . 子 克 家.

Dịch âm: Bao mông cát, nạp phụ cát, tử khắc gia.

Dịch nghĩa: Bao dung kẻ mờ tối, dung nạp hạng người nhu ám như đàn bà, tốt; (ở ngôi dưới mà gánh vác việc trên) như người con cai quản được việc nhà.

Giảng nghĩa: Hào 2 dương, cương cường, nhưng đắc trung cho nên bảo là có đức bao dung; nó làm chủ nội quái, thống trị cả bốn hào âm, cho nên bảo nó dung nạp được các hào âm, tức hạng người nhu ám như đàn bà, nó ở dưới thấp mà lại là hào quan trọng nhất trong quẻ, nên ví nó như người con cai quản được việc nhà. Tóm lại hào này tốt.
Phan Bội Châu giảng ba chữ "tử khắc gia"cách khác: Cụ cho hào 5 ở địa vị tôn trong quẻ trên (ngoại quái) tức như cha trong nhà, hào 2 ở dưới, tức như con. Cha nhu nhược (vì là âm), con cương cường sáng suốt (vì là dương), cảm hóa được cha mà cha hết hôn ám, như vậy là con chỉnh lý được việc nhà.
Cao Hanh chỉ đứng về phương diện bói, mà không đứng về phương diện đạo lý, không cho Kinh Dịch có ý nghĩa triết lý, xử thế, cho nên hiểu khác hẳn: giảng "nạp phụ" là cưới vợ cho con "tử khắc gia" là con thành gia thất, đó là cái việc tốt của người làm bếp mắt không có đồng tử (bao mông, theo ông là : bào mông, bào là người làm bếp, mông là mắt không có đồng tử). Đại khái cách hiểu của Cao Hanh như vậy, xin đơn cử làm thí dụ.

3. Lục Tam (Hào 3 âm):

Lời kinh: 六 三: 勿 用 取 女 見 金 夫 .不 有 躬, 无 攸 利.

Dịch âm: Vật dụng thủ nữ kiến kim phu. Bất hữu cung, vô du lợi.

Dịch nghĩa: Đừng dùng hạng con gái thấy ai có vàng bạc là (theo ngay) không biết thân mình nữa; chẳng có lợi gì cả.

Giảng nghĩa: Hào 3 là âm nhu (ở trong quẻ Mông, là hôn ám) bất trung, bất chính, cho nên ví với người con gái không có nết, bất trinh, ham của. Mà hạng tiểu nhân thấy lợi quên nghĩa cũng vậy (âm còn có nghĩa là tiểu nhân). Phan Bội Châu cho hào này xấu nhất; hạng người nói trong hào không đáng dùng, không đáng giáo hóa nữa.

4. Lục Tứ (Hào 4 âm):

Lời kinh: 六 四: 困, 蒙, 吝.

Dịch âm: Khốn, mông, lận.

Dịch nghĩa: Bị khốn trong vòng hôn ám, hối tiếc.

Giảng nghĩa: Quẻ Mông chỉ có hào 2 và 6 là dương cương, có thể cởi mở sự hôn ám được, còn hào 4 kia đều là âm hết. Hào 4 này cũng hôn ám như hào 3, nhưng còn tệ hơn hào 3 vì ở xa hào 2 dương (hào 3 còn được ở gần hào 2 dương ), mà chung quanh đều là âm hết (hào 3 và hào 5), như bị nhốt trong vòng hôn ám, tất bị khốn sẽ phải hối tiếc, xấu hổ.
Tiểu tượng truyện giảng: nó phải hối tiếc, xấu hổ vì chỉ một mình nó trong số bốn hào âm là ở xa các hào "thực" tức các hào dương. Hào dương là nét liền, không khuyết ở giữa, nên gọi là "thực" (đặc, đầy) hào âm là vạch đứt, khuyết ở giữa nên gọi là "hư" ; "thực" tượng trưng người có lương tâm "hư" tượng người không có lương tâm.

5. Lục Ngũ (Hào 5 âm):

Lời kinh: 六 五: 童 蒙 吉.

Dịch âm: Đồng mông cát.

Dịch nghĩa: Bé con, chưa biết gì (nhưng dễ dạy), tốt.

Giảng nghĩa: Hào 5 này là hào âm tốt nhất như chúng tôi đã nói khi giảng Thóan từ của Văn Vương, vì nó có đức nhu (âm) trung (ở giữa ngọai quái), lại ứng với hào 2 cương ở dưới, có thể ví nó với đứa trẻ dễ dạy, biết nghe lời thầy (hào 2).
Phan Bội Châu coi hào này như ông vua (vì ở ngôi cao quí nhất trong quẻ) biết tín nhiệm hiền thần (hào 2).

6. Thượng Cửu (Hào 6 dương):

Lời kinh: 上 九: 擊 蒙 不 利 為 寇 , 利 禦 寇.

Dịch âm: Kích mông bất lợi vi khấu, lợi ngự khấu.

Dịch nghĩa: Phép trừ cái ngu tối mà nghiêm khắc quá thì kẻ mình dạy dỗ sẽ phẫn uất, có thể thành giặc, như vậy không có lợi, ngăn ngừa giặc ở ngoài (tức những vật dục quyến rũ kẻ đó) thì có lợi.

Giảng nghĩa: Hào này ở trên cùng quẻ Mông, có nghĩa sự ngu tối tới cùng cực; nó là dương, ở trên cùng, mà bất trung, cho nên tuy có tài mở mang sự ngu tối nhưng quá nghiêm khắc, làm cho kẻ ngu tối phẫn uất, phản kháng, bất tuân giáo hóa, có thể thành giặc, có hại (chữ "khấu có cả hai nghĩa: giặc, có hại), nên tìm cách ngăn ngừa những vật dục quyến rũ nó thì hơn; mà "cả thầy lần trò đều thuận đạo lý (thượng hạ thuận dã, Tiểu tượng truyện).
Quẻ này nói về cách giáo hóa, cần nghiêm (hào 1) nhưng không nên nghiêm khắc quá mà nên ngăn ngừa lỗi của trẻ (hào 6).

2. Quẻ Sơn Thủy Mông trong thuật chiêm bốc, đoán quẻ

Ý nghĩa quẻ Mông

Trong chiêm bốc, dự trắc Mông có nghĩa là:

  • Mông là tối tăm, mờ mịt, sự che đậy, mông muội không rõ ràng, là vật mới sinh còn chưa sáng tỏ.
  • Mông là sự khai phát, khai sáng (Chỉ sự giáo dục dạy dỗ). Mệnh ra quẻ Mông phù hợp nghề dạy học: nghiêm khắc, mềm mỏng.
  • Trẻ thơ, trẻ con còn non dại, thiếu kinh nghiệm, thiếu kiềm chế, ngông cuồng, dồ dại của tuổi trẻ ("Tiểu quỷ thâu tiên")
  • Là loại cỏ mọc lan, khi mọc tốt có thể che lấp được cả cây cối khác.
  • Mông là bị cướp, bị trộm cắp, bị chặn đường cướp giật, cướp đoạt.

Triệu và điềm của quẻ Mông

Quẻ Mông có triệu Tiểu Quỷ Thâu Tiền - Thời vận không hay. Có bài thơ như sau:

Bốc phải quẻ này, phạm Tiểu hao,
Cầu lộc, cầu danh chớ có làm.
Hôn nhân, góp vốn có người phá,
Giao dịch xuất hành, chịu gian lao

Tích xưa: Ngày xưa, Dương Chí áp giải 10 vạn lạng bạc, rất nhiều ngọc ngà châu báu – quà mừng sinh nhật của con rể Lương Trung Thư – quan phủ phủ Đại Danh đi Đông Kinh chúc thọ Thái sư Sái Kinh, bố vợ của Trung Thư. Trước khi đi, ông ta đã gieo quẻ phải này. Quả nhiên trên đường đi, Dương Chí mắc mưu của Bạch Thắng, Tiều Cái, Ngô Dụng. Dương Chí và bọn lính áp giải uống phải rượu có thuốc mê, tiền bạc châu báu bị cướp sạch. Đúng là ứng với quẻ "Tiểu quỷ thâu tiền", thật là "Thời vận không hay".

Lời bàn quẻ: Của bất nghĩa dù giữ thế nào cũng không được, tất có ngày bị "tiểu quỷ thâu tiền". Trẻ con ăn trộm tiền là do trí tuệ còn mờ, lòng dạ còn tối, còn kẻ tích của bất nghĩa lòng dạ mới thực.

Lời đoán quẻ: Việc hôn nhân, việc góp vốn kinh doanh không thành. Mọi việc gian lao vất vả, phí công vô ích.

Dụng thần quẻ Mông

Trong quẻ Mông thiếu một thân là Thê Tài Kỷ Dậu Kim, đây chính là Phục Thần của Mông, vậy Phi Thần là Tử Tôn Bính Tuất Thổ hào tứ. Trong quẻ này Phi Thần Thổ sinh Phục thần Kim, bởi vậy Phục Thần xuất hiện được.

3. Ý nghĩa cho từng sự việc

  • Tình thế hiện tại: Giai đoạn cần học hỏi và tích lũy kinh nghiệm
  • Tương lai: Thành công đến từ việc kiên nhẫn và trau dồi kỹ năng
  • Sự nghiệp: Phát triển ổn định nếu biết tận dụng cơ hội học hỏi từ người đi trước
  • Học tập: Cần mở rộng kiến thức, tìm kiếm sự hỗ trợ từ thầy cô hoặc chuyên gia
  • Tài sản: Tích lũy chậm nhưng vững chắc, cần cẩn thận đầu tư
  • Tình duyên: Mối quan hệ sẽ gắn bó nếu hai bên cùng phát triển và hỗ trợ nhau
  • Tử tức: Con cái cần môi trường giáo dục tốt để phát triển toàn diện
  • Sức khỏe: Cần chăm sóc sức khỏe tinh thần và tránh làm việc quá sức
  • Xuất hành: Nên kết hợp xuất hành với mục tiêu học hỏi, sẽ gặp quý nhân
  • Tranh chấp: Dễ dàng hóa giải nếu kiên nhẫn và dùng lý trí
  • Mồ mả: Ổn định, không cần thay đổi gì lớn
  • Nhà cửa: Thích hợp để lên kế hoạch xây dựng lâu dài
  • Mất của: Có khả năng tìm lại được nếu kiên nhẫn tìm kiếm
  • Giấy tờ: Xử lý thuận lợi nếu làm đúng quy trình và đủ giấy tờ
  • Số thứ tự Ký hiệu Tiếng Trung Tên tiếng Việt Nhị phân
    4 Meng Mông 100010

    64 Quẻ Kinh Dịch Chuyên Sâu bởi Kabala

    Quẻ Dịch 01

    1-CÀN

    Quẻ Dịch 02

    2-KHÔN

    Quẻ Dịch 03

    3-TRUÂN

    Quẻ Dịch 04

    4-MÔNG

    Quẻ Dịch 05

    5-NHU

    Quẻ Dịch 06

    6-TỤNG

    Quẻ Dịch 07

    7-SƯ

    Quẻ Dịch 08

    8-TỶ

    Quẻ Dịch 09

    9-T.SÚC

    Quẻ Dịch 10

    10-LÝ

    Quẻ Dịch 11

    11-THÁI

    Quẻ Dịch 12

    12-BĨ

    Quẻ Dịch 13

    13-Đ.NHÂN

    Quẻ Dịch 14

    14-Đ.HỮU

    Quẻ Dịch 15

    15-KHIÊM

    Quẻ Dịch 16

    16-DỰ

    Quẻ Dịch 17

    17-TÙY

    Quẻ Dịch 18

    18-CỔ

    Quẻ Dịch 19

    19-LÂM

    Quẻ Dịch 20

    20 QUÁN

    Quẻ Dịch 21

    21-P.HẠP

    Quẻ Dịch 22

    22-BÍ

    Quẻ Dịch 23

    23-BÁC

    Quẻ Dịch 24

    24-PHỤC

    Quẻ Dịch 25

    25-V.VỌNG

    Quẻ Dịch 26

    26-Đ.SÚC

    Quẻ Dịch 27

    27-DI

    Quẻ Dịch 28

    28-Đ.QUÁ

    Quẻ Dịch 29

    29-KHẢM

    Quẻ Dịch 30

    30-LY

    Quẻ Dịch 31

    31-HÀM

    Quẻ Dịch 32

    32-HẰNG

    Quẻ Dịch 33

    33-ĐỘN

    Quẻ Dịch 34

    34-TRÁNG

    Quẻ Dịch 35

    35-TẤN

    Quẻ Dịch 36

    36-M.DI

    Quẻ Dịch 37

    37-G.NHÂN

    Quẻ Dịch 38

    38-KHUÊ

    Quẻ Dịch 39

    39-KIỂN

    Quẻ Dịch 40

    40-GIẢI

    Quẻ Dịch 41

    41-TỔN

    Quẻ Dịch 42

    42-ÍCH

    Quẻ Dịch 43

    43-QUẢI

    Quẻ Dịch 44

    44-CẤU

    Quẻ Dịch 45

    45-TỤY

    Quẻ Dịch 46

    46-THĂNG

    Quẻ Dịch 47

    47-KHỐN

    Quẻ Dịch 48

    48-TỈNH

    Quẻ Dịch 49

    49-CÁCH

    Quẻ Dịch 50

    50-ĐỈNH

    Quẻ Dịch 51

    51-CHẤN

    Quẻ Dịch 52

    52-CẤN

    Quẻ Dịch 53

    53-TIỆM

    Quẻ Dịch 54

    54-Q.MUỘI

    Quẻ Dịch 55

    55-PHONG

    Quẻ Dịch 56

    56-LỮ

    Quẻ Dịch 57

    57-TỐN

    Quẻ Dịch 58

    58-ĐOÀI

    Quẻ Dịch 59

    59-HOÁN

    Quẻ Dịch 60

    60-TIẾT

    Quẻ Dịch 61

    61-TR.PHU

    Quẻ Dịch 62

    62-T.QUÁ

    Quẻ Dịch 63

    63-KÝ TẾ

    Quẻ Dịch 64

    64-VỊ TẾ

    Nhập từ khóa bạn cần tra cứu thông tin, mọi thông tin - kiến thức - dữ liệu của Kabala sẽ dành cho bạn!

    "Hãy để Kabala đồng hành cùng bạn trên Hành Trình Tâm Linh."