Quẻ Kinh Dịch: SƠN LÔI DI

Bạn đang xem Bảng Quẻ Dịch SƠN LÔI DI (27) chuyên sâu từ Kabala, bao gồm dữ liệu về Lục Thân, hình thái Âm Dương, Địa Chi mỗi Hào, Ý nghĩa rút gọn của Quẻ SƠN LÔI DIDi là nuôi dưỡng. Quẻ thuộc Họ Tốn - Ngũ Hành Mộc.

Tên quẻ Hào Âm Dương Hình quẻ Lục thân Địa chi
SƠN LÔI DI

27

6DươngHình quẻHuynh ĐệDần (Mộc)
5ÂmHình quẻPhụ MẫuTý (Thủy)
4ÂmHình quẻThê Tài - THẾTuất (Thổ)
3ÂmHình quẻThê TàiThìn (Thổ)
2ÂmHình quẻHuynh ĐệDần (Mộc)
1DươngHình quẻPhụ Mẫu - ỨNGTý (Thủy)
Ý nghĩa quẻ: Di là nuôi dưỡng.

→ Quay lại Bảng: Tổng Hợp 64 Quẻ Dịch

QUẺ SỐ 27: SƠN LÔI DI - VỊ THỦY PHỎNG HIỀN

1. Quẻ Sơn Lôi Di trong Kinh Dịch

Tổng quan quẻ Sơn Lôi Di

Quẻ Sơn Lôi Di

Quẻ Sơn Lôi Di hay được gọi là Quẻ Di, là quẻ số 27 trong 64 Quẻ Kinh Dịch thuộc loại quẻ Cát Hanh.

Ngoại quái: ☶ Cấn (艮) - Sơn (山) tức Núi - Ngũ hành Thổ.

Nội quái: ☳ Chấn (震) - Lôi (雷) tức Sấm - Ngũ hành Mộc.

Thuộc nhóm tượng quái Tốn (Quẻ Du Hồn), Ngũ hành Mộc.

Quẻ Di thể hiện sức mạnh thực sự nhưng di dưỡng có phần hơi kém, cần phải bồi bổ. Quẻ này tuy khỏe nhưng cái khỏe đó cần nuôi dưỡng liên tục không để bị kiệt lực sẽ khó tốt trở lại.

Thoán từ:

Lời kinh: 頤 : 貞 吉 . 觀 頤 . 自 求 口 實 .

Dịch âm: Di Trinh cát. Quan Di. Tự cầu khẩu thật.

Dịch nghĩa: Nuôi: hễ đúng chính đạo thì tốt. Xem cách nuôi người và tự nuôi mình.

Di: Dưỡng dã. Dung dưỡng. Chăm lo, tu bổ, thêm, ăn uống, bổ dưỡng, bồi dưỡng, ví như trời nuôi muôn vật, thánh nhân nuôi người. Phi long nhập uyên chi tượng: rồng vào vực nghỉ ngơi.
Súc là chứa, có chứa nhóm vật lại rồi mới nuôi được, cho nên sau quẻ Đại súc là quẻ Di. Di có hai nghĩa: nuôi nấng và cái cằm. Nhìn hình quẻ, chúng ta thấy như cái miệng mở rộng, hai nét liền ở trên và dưới như hai cái hàm, toàn bộ gợi cho ta ý cái cằm (thay cái mép) lại gợi cho ta sự ăn uống để nuôi sống.

Tượng quẻ:

Sơn hạ hữu lôi (Dưới núi có sấm)

Ngoại quái Cấn, nội quái Chấn là sấm ở dưới núi có nghĩa khí dương nứt mầm mọc chồi.

Nuôi tinh thần hay thể chất, cũng phải hợp chính đạo thì mới tốt. Xem cách nuôi người và tự nuôi mình thì biết tốt hay xấu.
Thoán truyện suy rộng ra: Trời đất khéo nuôi vạn vật mà vạn vật sinh sôi nảy nở về mọi mặt; thánh nhân dùng những người hiền giúp mình trong việc nuôi dân chúng; cái đạo nuôi nấng lớn như vậy đó.
Đại tượng truyện đưa thêm một ý nữa: theo cái tượng của quẻ, thì dưới núi có tiếng sấm, dương khí bắt đầu phát mà vạn vật trong núi được phát triển như vậy là trời đất nuôi vật. Người quân tử tự nuôi mình thì phải cẩn thận về lời nói để nuôi cái đức, và tiết độ về ăn uống để nuôi thân thể (Quân tử dĩ thận ngôn ngữ, tiết ẩm thực). Là vì đời, "họa tòng khẩu xuât, bệnh tòng khẩu nhập" Phải giữ gìn nhất cái miệng.

Các hào trong quẻ:

1. Sơ Cửu (Hào 1 dương):

Lời kinh: 初 九: 舍爾靈龜, 觀我朵頤, 凶.

Dịch âm: Xã nhỉ linh qui, quan ngã đóa di, hung.

Dịch nghĩa: Chú bỏ con rùa thiêng (tượng trưng phần tinh thần quí báu) của chú đi mà cứ ngó ta, tới xệ mép xuống, xấu.

Giảng nghĩa: Chúng ta nên để ý: nội quái là Chấn, có nghĩa là động, cho nên cả ba hào đều diễn cái ý mình đi cầu cạnh người .
Hào 1 này dương cương, khôn lanh, nhưng ứng với hào 4 âm, có thế lực ở trên hăm hở theo âm đến nỗi bỏ thiên lí, thèm thuồng cầu ăn ở người khác (hào 4) để nuôi xác thịt, mà quên phần tinh thần của mình (nó quí như con rùa thiêng chỉ sống bằng khí trờii) như vậy rất xâu. Hai chữ "đóa di", thòng mép xuống, cực tả sự bỉ ổi của bọn người chỉ ham ăn, nói rộng ra là bọn bị tư dục mê hoặc đến mất cả liêm sỉ.

2. Lục Nhị (Hào 2 âm):

Lời kinh: 六 二: 顛頤, 拂經, 于丘 頤, 征凶.

Dịch âm: Điên di, phất kinh, vu khâu di, chinh hung.

Dịch nghĩa: Đảo lộn cách nuôi mình, trái với lẽ thường, cầu sự nuôi dưỡng ở gò cao, tiến lên thì xấu.

Giảng nghĩa: Hào này âm nhu, không tự sức nuôi mình được, nên phải cầu ăn với hai hào dương 1 và 6. nhưng hào 1 ở dưới mình, như vậy là người trên xin ăn người dưới, đảo lộn rồi, trái lẽ thường (kinh) rồi; còn như cầu ăn ở hào trên cùng (ví như cái gò cao), tì hào này không ứng với 2, 2 sẽ bị từ chối, bị khinh mà mắc nhục.
Nên để ý: theo thường lệ, hào 2 này đắc trung, chính thì tốt mà đây lại xấu, vì ý nghĩa của quẻ nuôi dưỡng, mà hào này lại không đủ sức tự dưỡng được.

3. Lục Tam (Hào 3 âm):

Lời kinh: 六 三: 拂頤, 貞凶.十年勿用无攸利.

Dịch âm: Phật di, trinh hung. Thập niên vật dụng vô du lợi.

Dịch nghĩa: Cách nuôi trái hẳn với chính đạo, xấu. Mười năm (có nghĩa là tới cùng) cũng không tốt được không làm nên gì.

Giảng nghĩa: Hào này âm nhu, bất trung, bất chính, lại hay động (vi ở trên cùng nội quái Chấn) không chịu ngồi yên, thấy đâu có ăn là đâm đầu vào. Rất xấu – Về hai chữ "thập niên" chúng ta đã giảng ở hào cuối cùng của quẻ Phục.

4. Lục Tứ (Hào 4 âm):

Lời kinh: 六 四: 顛頤, 吉.虎視眈眈, 其欲逐逐, 无咎.

Dịch âm: Điên di, cát. Hổ thị đam đam, kì dục trục trục, vô Cửu.

Dịch nghĩa: Đảo lộn cách nuôi mà tốt. Mắt hổ nhìn đăm đăm, lòng ham muốn day dứt không ngớt, không có lỗi.

Giảng nghĩa: Hào này âm nhu đắc chính, ở vào địa vị cao, được hào 5 chí tôn tương đắc với mình (cùng là âm cả) lại thêm có hào 1 dương ứng với mình, như vậy là người trên biết trọng đạo nghĩa, biết hạ mình cầu người dưới (hào 1) nuôi mình; tuy là điên đảo, trái lẽ thường đấy, nhưng vì là người tốt (đắc chính), cầu 1 giúp mình để mình lập nên sự nghiệp san sẽ giúp đỡ dân chúng, cho nên vẫn là tốt.
Nhưng phải chuyên nhất, không gián đoạn (như mắt hổ nhìn đăm đăm, ham muốn không ngớt), cứ tiếp tục cầu 1 giúp hoài thì mới có kết quả, không có lỗi.
Cầu nuôi ở hào này là cầu nuôi về tinh thần, chứ không phải về thể xác.

5. Lục Ngũ (Hào 5 âm):

Lời kinh: 六 五: 拂經, 居貞, 吉.不可涉大川.

Dịch âm: Phật kinh, cư trinh, cát. Bất khả thiệp đại xuyên.

Dịch nghĩa: Trái lẽ thường, bền chí giữ đạo chính thì tốt. Không thể vượt sông lớn được.

Giảng nghĩa: Hào này như một vị nguyên thủ, có trách nhiệm nuôi người, nhưng vì âm nhu, kém tài, nên phải nhờ người (tức hào trên cùng) nuôi mình (giúp đỡ mình); tuy là trái lẽ thường, nhưng cứ bền chí, giữ đạo chính thì tốt; vì nhờ người khác giúp đỡ để mình làm trọn nhiệm vụ nuôi dân.
Tuy nhiên, vì tài kém (âm nhu), làm việc lớn gian hiểm không nổi, nên Hào từ khuyên: không thể qua sông lớn được.
Cầu nuôi ở hào này cũng là cầu nuôi về tinh thần.

6. Thượng Cửu (Hào 6 dương):

Lời kinh: 上 九: 由頤, 厲吉, 利涉大川.

Dịch âm: Do di, lệ cát. Lợi thiệp đại xuyên.

Dịch nghĩa: Thiên hạ nhờ mình mà được nuôi, trách nhiệm mình lớn như vậy, mình phải thường lo lắng, sợ hãi thì được tốt. Qua sông lớn được.

Giảng nghĩa: Hào này dương cương mà ở trên cùng, như bậc làm thầy cho vị nguyên thủ, vị nguyên thủ nhờ mình mà nuôi được thiên hạ, thì cũng như chính mình nuôi thiên hạ. Trách nhiệm lớn như vậy nên mình phải thường lo lắng, sợ hãi, rất thận trọng thì mới được tốt lành, mà thiên hạ được phúc lớn (lời Tiểu tượng truyện).
Hào này dương cương có tài, không như hào 5, cho nên làm được việc lớn gian hiểm.

2. Quẻ Sơn Lôi Di trong thuật chiêm bốc, đoán quẻ

Ý nghĩa quẻ Di

Trong chiêm bốc, dự trắc Di có nghĩa là:

  • Nuôi dưỡng, dưỡng dục, dưỡng của trời đất nuôi vạn vật, nuôi dưỡng con người.
  • Giúp đỡ, sự giúp đỡ có lực để thành công ("Vị thủy phong hiền" nói về Văn vương đến sông Vị mời Khương Tử Nha).
  • Miệng, mép, sự ăn uống (Trên là Cấn tĩnh: hàm trên cứng, Dưới là Chấn động: hàm dưới há ăn).
  • Là ổ bụng, khoang bụng (đau bụng, chửa đẻ, có thai).
  • Di chuyển, di dời, đi động. (Khác với Minh di là di diệt, trù úm)

Triệu và điềm của quẻ Di

Quẻ Di có triệu Vị Thủy Phỏng Hiền - Bĩ cực thái lai. Có bài thơ như sau:

Văn Vương cầu hiền, bờ sông Vị,
Cầu danh cầu lợi, rất dễ dàng.
Giao dịch xuất hành, đều như ý,
Bệnh tật cãi nhau, cũng tiêu tan.

Tích xưa: Ngày xưa, Gia Cát Lượng ẩn cư ở núi Ngoạ Long để luyện kinh văn, khi rỗi rãi đã gieo được quẻ này. Quả nhiên, ba anh em kết nghĩa vườn đào Lưu Quan Trường lên núi mời ông ra giúp nước. Lưu Bị bái Gia Cát Lượng làm quân sư. Đúng là ứng với quẻ "Vị thuỷ phỏng hiền", thật là "Bĩ cực tháí lai".

Lời bàn quẻ: Muốn phát triển phải nuôi dưỡng chí khí, tập hợp lực lượng, xây dựng căn cứ. Muốn tồn tại lâu dài phải bảo dưỡng nguyên khí, bổ sung cái thiếu, sửa chữa chỗ khuyết. Vua Văn Vương sở dĩ lập lên sự nghiệp nhà Tây Chu là nhờ chỗ nuôi dưỡng nhân tài, thi hành nhân đức.

Lời đoán quẻ: Vị thuỷ phỏng hiền, đại cát đại lợi, mọi việc như ý, làm ăn gặp vận.

Dụng thần quẻ Di

Quẻ Di là quẻ thứ 7 của tượng Tốn nên là quẻ Du Hồn. Trong quẻ thiếu hai Thân là: Quan Quỷ Tân Dậu Kim và Tử Tôn Tân Tỵ Hỏa. Đây là hai Phục Thần của Di. Tương ứng với chúng là hai Phi Thần: Thê Tài Canh Thìn Thổ và Phụ Mẫu Bính Tý Thủy.
Xét trường hợp thứ nhất, hào tam: Phi Sinh Phục (Thổ sinh Kim). Phục Thần xuất hiện được.
Xét trường hợp ngũ hào: Phi khắc Phục (Thủy khắc Hỏa), Phục Thần không xuất hiện được Phục Thần (Tý) muốn xuất hiện được phải chờ đến ngày, tháng có Hỏa trường sinh

3. Ý nghĩa cho từng sự việc

  • Tình thế hiện tại: Giai đoạn cần chú trọng nuôi dưỡng bản thân và môi trường xung quanh
  • Tương lai: Thành công sẽ đến nếu biết chăm sóc tinh thần và thể chất
  • Sự nghiệp: Phát triển ổn định nếu giữ sự cân bằng và làm việc có trách nhiệm
  • Học tập: Tiến bộ nếu có thái độ tích cực và không ngừng nỗ lực
  • Tài sản: Tăng trưởng nếu biết đầu tư vào những giá trị lâu dài
  • Tình duyên: Mối quan hệ gắn bó nếu đôi bên cùng chăm sóc và vun đắp
  • Tử tức: Con cái phát triển tốt nếu được nuôi dưỡng trong môi trường tích cực
  • Sức khỏe: Sức khỏe ổn định, nhưng cần chú trọng chế độ ăn uống và nghỉ ngơi
  • Xuất hành: Thuận lợi, nhưng nên chuẩn bị kỹ càng để tránh rủi ro
  • Tranh chấp: Có thể hóa giải dễ dàng nếu giữ thái độ hòa nhã
  • Mồ mả: Ổn định, không cần thay đổi gì
  • Nhà cửa: Phù hợp để sửa chữa nhỏ hoặc cải thiện không gian sống
  • Mất của: Có khả năng tìm lại được nếu kiên nhẫn
  • Giấy tờ: Xử lý thuận lợi nếu làm đúng quy trình và không nóng vội
  • Số thứ tự Ký hiệu Tiếng Trung Tên tiếng Việt Nhị phân
    27 Yi Di 100001

    64 Quẻ Kinh Dịch Chuyên Sâu bởi Kabala

    Quẻ Dịch 01

    1-CÀN

    Quẻ Dịch 02

    2-KHÔN

    Quẻ Dịch 03

    3-TRUÂN

    Quẻ Dịch 04

    4-MÔNG

    Quẻ Dịch 05

    5-NHU

    Quẻ Dịch 06

    6-TỤNG

    Quẻ Dịch 07

    7-SƯ

    Quẻ Dịch 08

    8-TỶ

    Quẻ Dịch 09

    9-T.SÚC

    Quẻ Dịch 10

    10-LÝ

    Quẻ Dịch 11

    11-THÁI

    Quẻ Dịch 12

    12-BĨ

    Quẻ Dịch 13

    13-Đ.NHÂN

    Quẻ Dịch 14

    14-Đ.HỮU

    Quẻ Dịch 15

    15-KHIÊM

    Quẻ Dịch 16

    16-DỰ

    Quẻ Dịch 17

    17-TÙY

    Quẻ Dịch 18

    18-CỔ

    Quẻ Dịch 19

    19-LÂM

    Quẻ Dịch 20

    20 QUÁN

    Quẻ Dịch 21

    21-P.HẠP

    Quẻ Dịch 22

    22-BÍ

    Quẻ Dịch 23

    23-BÁC

    Quẻ Dịch 24

    24-PHỤC

    Quẻ Dịch 25

    25-V.VỌNG

    Quẻ Dịch 26

    26-Đ.SÚC

    Quẻ Dịch 27

    27-DI

    Quẻ Dịch 28

    28-Đ.QUÁ

    Quẻ Dịch 29

    29-KHẢM

    Quẻ Dịch 30

    30-LY

    Quẻ Dịch 31

    31-HÀM

    Quẻ Dịch 32

    32-HẰNG

    Quẻ Dịch 33

    33-ĐỘN

    Quẻ Dịch 34

    34-TRÁNG

    Quẻ Dịch 35

    35-TẤN

    Quẻ Dịch 36

    36-M.DI

    Quẻ Dịch 37

    37-G.NHÂN

    Quẻ Dịch 38

    38-KHUÊ

    Quẻ Dịch 39

    39-KIỂN

    Quẻ Dịch 40

    40-GIẢI

    Quẻ Dịch 41

    41-TỔN

    Quẻ Dịch 42

    42-ÍCH

    Quẻ Dịch 43

    43-QUẢI

    Quẻ Dịch 44

    44-CẤU

    Quẻ Dịch 45

    45-TỤY

    Quẻ Dịch 46

    46-THĂNG

    Quẻ Dịch 47

    47-KHỐN

    Quẻ Dịch 48

    48-TỈNH

    Quẻ Dịch 49

    49-CÁCH

    Quẻ Dịch 50

    50-ĐỈNH

    Quẻ Dịch 51

    51-CHẤN

    Quẻ Dịch 52

    52-CẤN

    Quẻ Dịch 53

    53-TIỆM

    Quẻ Dịch 54

    54-Q.MUỘI

    Quẻ Dịch 55

    55-PHONG

    Quẻ Dịch 56

    56-LỮ

    Quẻ Dịch 57

    57-TỐN

    Quẻ Dịch 58

    58-ĐOÀI

    Quẻ Dịch 59

    59-HOÁN

    Quẻ Dịch 60

    60-TIẾT

    Quẻ Dịch 61

    61-TR.PHU

    Quẻ Dịch 62

    62-T.QUÁ

    Quẻ Dịch 63

    63-KÝ TẾ

    Quẻ Dịch 64

    64-VỊ TẾ

    Nhập từ khóa bạn cần tra cứu thông tin, mọi thông tin - kiến thức - dữ liệu của Kabala sẽ dành cho bạn!

    "Hãy để Kabala đồng hành cùng bạn trên Hành Trình Tâm Linh."